4 vấn đề lưu ý khi đặt làm bìa trình ký da
4 vấn đề lưu ý khi đặt làm bìa trình ký da
4 vấn đề lưu ý khi đặt làm bìa trình ký da
4 vấn đề lưu ý khi đặt làm bìa trình ký da
4 vấn đề lưu ý khi đặt làm bìa trình ký da
Ngày đăng: 2019-01-23 12:07:07 / 437 lượt xem
Bìa trình ký da là sản phẩm được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn vì nó giúp tạo giá trị cho thương hiệu công ty, doanh nghiệp. Một chiếc bìa trình ký sẽ được nhân viên sử dụng để đựng hồ sơ, hợp đồng, giấy tờ quan trọng trình lên sếp và lãnh đạo ký duyệt.
Không chỉ thế, bìa trình ký da còn là công cụ để lãnh đạo công ty sử dụng để đựng hợp đồng, giấy tờ quan trọng khi đi gặp đối tác, khách hàng quan trọng. Với một chiếc bìa trình ký da có in logo công ty sẽ góp phần giúp tạo ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp, chỉn chu của công ty bạn đối với đối tác.
Khi cần đặt sản xuất bìa trình ký da in logo theo yêu cầu, bạn cần lưu ý 4 điểm dưới đây:
1. Chất liệu bìa trình ký da
Cao cấp nhất và mắc tiền nhất là bìa trình ký bằng da thật, có thể sử dụng da bò, da cừu, da dê… để chế tác lên một chiếc bìa trình ký da cao cấp. Loại này thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của công ty vì sản phẩm rất đẹp, sắc sảo và đặc biệt là cực bền, có thể sử dụng hàng chục năm vẫn không hề bị sờn rách.
Loại thứ hai là simili giả da. Đây chính là loại chất liệu được dùng phổ biến nhất để sản xuất ra các loại bìa trình ký giả da (thường gọi tắt là bìa trình ký da). Với trình độ công nghệ ngày càng cao, người ta càng có thể sản xuất ra các loại simili giả da rất giống da thật, độ bền cũng khá cao, từ 5-7 năm vẫn không bị hư hỏng.
2. Kích thước bìa trình ký da
Bìa trình ký da đa phần có kích thước khổ A4 vì sẽ đựng giấy tờ cỡ A4 như hợp đồng, hóa đơn, chứng từ…
Có loại bìa trình ký da đơn, gồm chỉ có 1 mặt phẳng để đỡ giấy tờ, và bên trên có nắp gắn nam châm hoặc có nẹp kim loại để giữ giấy tờ, có chỗ để gài viết.
Ngoài ra, còn có loại bìa trình ký da đôi, loại này có 2 cánh, như một cuốn sách gấp lại. Khi cần dùng bạn sẽ mở ra, đặt giấy tờ vào và gấp lại như một cuốn sách da. Bên ngoài sẽ in logo và tên công ty, bên trong có các ngăn để đựng giấy tờ, có thể có nẹp nam châm hoặc nẹp kim loại để giữ giấy tờ, có chỗ gài viết gọn gàng tránh bị rơi viết.
3. Kiểu dáng bìa trình ký da
Bìa trình ký da có thể được tạo nhiều kiểu dáng. Kiểu đơn giản nhất là kiểu trơn, không phối màu, có thể có tay gài nam châm, tay gài nút bấm… hoặc không có.
Cũng có công ty, doanh nghiệp thích đặt làm bìa trình ký da có sự phối dáng, tạo kiểu như thêm đường phối dọc trên mặt ngoài của bìa trình ký da. Cũng có người thích đường phối nằm ngang ở giữa, có người thích đường phối nằm ở dưới chân. Có người thích tạo dáng hình cong, dạng lồi hoặc dạng lõm…
Ngoài ra, màu sắc cũng là vấn đề được quan tâm khi đặt làm bìa trình ký da. Thông thường, màu đen, màu đỏ, màu xanh đậm, màu da bò là những màu được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, các công ty có thể lựa chọn màu dựa theo màu sắc của logo.
4. Cách in logo trên bìa trình ký da
Logo và tên công ty trên bìa trình ký da có thể được in mực có màu sắc lên bề mặt chất liệu, gọi là phương pháp in lụa. Lúc này bạn sẽ có sản phẩm với tên và logo có màu sắc làm theo ý bạn. Mực sẽ in lên bìa, nhưng không lún xuống được.
Phương pháp thứ hai là in logo chìm có nhũ, hoặc không nhũ. Lúc này, chúng tôi phải dùng khuôn đồng và máy ép để tạo áp lực khiến các chi tiết chìm xuống dạng 3D. Bạn có thể thích logo không có nhũ vì nó mang đến sự đơn giản nhưng lịch lãm, đơn giản nhưng sang trọng. Bạn cũng có thể lựa chọn loại logo có nhũ vàng, hoặc nhũ bạc để tạo sự nổi bật và dễ nhận biết.
Không chỉ thế, bìa trình ký da còn là công cụ để lãnh đạo công ty sử dụng để đựng hợp đồng, giấy tờ quan trọng khi đi gặp đối tác, khách hàng quan trọng. Với một chiếc bìa trình ký da có in logo công ty sẽ góp phần giúp tạo ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp, chỉn chu của công ty bạn đối với đối tác.
Khi cần đặt sản xuất bìa trình ký da in logo theo yêu cầu, bạn cần lưu ý 4 điểm dưới đây:
1. Chất liệu bìa trình ký da
Cao cấp nhất và mắc tiền nhất là bìa trình ký bằng da thật, có thể sử dụng da bò, da cừu, da dê… để chế tác lên một chiếc bìa trình ký da cao cấp. Loại này thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của công ty vì sản phẩm rất đẹp, sắc sảo và đặc biệt là cực bền, có thể sử dụng hàng chục năm vẫn không hề bị sờn rách.
Loại thứ hai là simili giả da. Đây chính là loại chất liệu được dùng phổ biến nhất để sản xuất ra các loại bìa trình ký giả da (thường gọi tắt là bìa trình ký da). Với trình độ công nghệ ngày càng cao, người ta càng có thể sản xuất ra các loại simili giả da rất giống da thật, độ bền cũng khá cao, từ 5-7 năm vẫn không bị hư hỏng.
2. Kích thước bìa trình ký da
Bìa trình ký da đa phần có kích thước khổ A4 vì sẽ đựng giấy tờ cỡ A4 như hợp đồng, hóa đơn, chứng từ…
Có loại bìa trình ký da đơn, gồm chỉ có 1 mặt phẳng để đỡ giấy tờ, và bên trên có nắp gắn nam châm hoặc có nẹp kim loại để giữ giấy tờ, có chỗ để gài viết.
Ngoài ra, còn có loại bìa trình ký da đôi, loại này có 2 cánh, như một cuốn sách gấp lại. Khi cần dùng bạn sẽ mở ra, đặt giấy tờ vào và gấp lại như một cuốn sách da. Bên ngoài sẽ in logo và tên công ty, bên trong có các ngăn để đựng giấy tờ, có thể có nẹp nam châm hoặc nẹp kim loại để giữ giấy tờ, có chỗ gài viết gọn gàng tránh bị rơi viết.
3. Kiểu dáng bìa trình ký da
Bìa trình ký da có thể được tạo nhiều kiểu dáng. Kiểu đơn giản nhất là kiểu trơn, không phối màu, có thể có tay gài nam châm, tay gài nút bấm… hoặc không có.
Cũng có công ty, doanh nghiệp thích đặt làm bìa trình ký da có sự phối dáng, tạo kiểu như thêm đường phối dọc trên mặt ngoài của bìa trình ký da. Cũng có người thích đường phối nằm ngang ở giữa, có người thích đường phối nằm ở dưới chân. Có người thích tạo dáng hình cong, dạng lồi hoặc dạng lõm…
Ngoài ra, màu sắc cũng là vấn đề được quan tâm khi đặt làm bìa trình ký da. Thông thường, màu đen, màu đỏ, màu xanh đậm, màu da bò là những màu được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, các công ty có thể lựa chọn màu dựa theo màu sắc của logo.
4. Cách in logo trên bìa trình ký da
Logo và tên công ty trên bìa trình ký da có thể được in mực có màu sắc lên bề mặt chất liệu, gọi là phương pháp in lụa. Lúc này bạn sẽ có sản phẩm với tên và logo có màu sắc làm theo ý bạn. Mực sẽ in lên bìa, nhưng không lún xuống được.
Phương pháp thứ hai là in logo chìm có nhũ, hoặc không nhũ. Lúc này, chúng tôi phải dùng khuôn đồng và máy ép để tạo áp lực khiến các chi tiết chìm xuống dạng 3D. Bạn có thể thích logo không có nhũ vì nó mang đến sự đơn giản nhưng lịch lãm, đơn giản nhưng sang trọng. Bạn cũng có thể lựa chọn loại logo có nhũ vàng, hoặc nhũ bạc để tạo sự nổi bật và dễ nhận biết.